Monday, 9th September 2024
Standard

Trào ngược dạ dày – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

dấu hiệu trào ngược dạ dày

Trào ngược ở dạ dày là một căn bệnh làm cho người bệnh bị ợ chua, ợ hơi, tức ngực khiến cơ thể cảm giác rất khó chịu. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về những nguyên nhân và triệu chứng để có hiểu biết căn bản về căn bệnh.

Cũng như những biện pháp có thể điều trị hiệu quả nhất mà các bác sĩ tư vấn nên dùng dưới đây để tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm gây ra bởi căn bệnh trào ngược này. 

1. Tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày – thực quản

1.1 Thế nào là bệnh trào ngược dạ dày?

Bệnh trào ngược thực quản có tình trạng là dịch dạ dày đôi lúc hoặc thường xuyên trào ngược lên thực quản. Trào ngược axit ở dạ dày có thể là chức năng, sinh lý (không tác động đến việc sinh hoạt bình thường và thể chất cơ thể phát triển).

Hoặc bệnh lý khả năng gây ra viêm thực quản, suy dinh dưỡng, với những biến chứng về hô hấp khác hay thậm chí là gây tử vong.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày

Nguyên nhân trào ngược dạ dày

1.2 Triệu chứng của bệnh này là gì?

Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

– Khi nghĩ đến triệu chứng của bệnh trào ngược thì cần nghĩ ngay đến chứng thường xuyên ợ hơi khi đói.

– Ợ nóng chính là sự nóng rát truyền từ dạ dày hoặc từ vùng ngực dưới lan lên đến cổ.

– Việc ợ chua thường xuất hiện vào các buổi sáng lúc đánh răng. Ợ chua và ợ nóng thường hay đi cùng với nhau. Người bệnh sẽ cảm thấy ợ lên, đi cùng với đó là xuất hiện vị chua trong miệng.

– Khi ăn no, uống nước, khi khó tiêu đầy bụng, cúi người gập bụng về phía trước hay những lúc nằm nghỉ, những lúc ngủ vào buổi tối thì các triệu chứng này sẽ có thể càng nhiều hơn., 

Buồn nôn, nôn

– Cảm giác buồn nôn hoặc dễ bị nôn thường sẽ xảy ra những lúc ăn no hay nằm ngay khi vừa ăn xong. Người bị bệnh bệnh này sẽ dễ bị nôn, cảm thấy buồn nôn hoặc thường có cảm giác bị mắc nghẹn ở thực quản.

– Thêm nữa, người bệnh sẽ dễ bị nôn nếu bị say xe, say tàu, bị ốm nghén, hoặc sử dụng một số thuốc…

Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày

Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày

Đau, tức ngực

– Người bệnh sẽ có cảm giác đè nén, ngực thắt lại, xuyên ra cả cánh tay và lưng. Bởi triệu chứng này mà bệnh trào ngược thường hay bị mọi người lầm tưởng với các bệnh về tim mạch.

– Sự đau đớn này chính là đau ở phần gần ngực nơi thực quản chạy qua. Trào ngược axit lên kích thích các đầu mút của các sợi dây thần kinh ở niêm mạc của thực quản, khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau đớn cảm tưởng như là đau ở ngực.

Khó nuốt

– Bệnh trào ngược này nếu như biến nặng thì sẽ làm trào axit ở dạ dày lên với tần suất càng lớn.

– Việc này khiến cho niêm mạc của thực quản bị phù nề và sưng tấy. Do đó mà khiến bệnh nhân cảm thấy bị vướng ở cổ, khó nuốt hay nuốt nghẹn.

Khàn giọng và ho

– Những người bị bệnh trào ngược này thường sẽ bị khản tiếng và liên tục bị ho. Nguyên nhân của triệu chứng này là bởi axit dạ dày trào lên tiếp xúc với dây thanh quản làm cho nó bị sưng tấy. Bệnh nhân sẽ từ bị khàn tiếng, khó nói dần dần sau nhiều ngày thì chuyển thành ho.

Đau dạ dày

Đau dạ dày

Miệng tiết ra nhiều nước bọt

– Triệu chứng này chỉ là một phản xạ vô cùng tự nhiên khi gặp axit từ dạ dày trào lên của miệng sau mỗi lần ợ chua. Để trung hòa được axit trào lên thì tuyến nước bọt phải tiết ra nhiều nước bọt hơn.

Đắng miệng

– Khi trào lên thì trong dịch vị cũng có chứa cả dịch mật, do đó mà khiến cho người bệnh có cảm giác đắng miệng. Đây chính là biểu hiện cho tình trạng bất ổn thần kinh của dạ dày, làm cho van môn dịch của cơ thể bị mở quá mức và khiến dịch mật bị trào ra.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày là gì?

Do những nguyên nhân từ dạ dày, từ thực quản và những tác động của các cơ quan khác trong cơ thể.

Xem ngay:  Ngồi điều hòa nhiều có tốt không? Ngồi máy lạnh bị khô da phải làm sao?

2.1 Thực quản có vấn đề

Suy cơ thắt dưới thực quản

Cơ thấp nhất phần thực quản nối với dạ dày chính là cơ thắt ở dưới của thực quản. Thông thường, cơ thắt ở dưới thực quản sẽ giãn mở ra chỉ mỗi khi nuốt, rồi sau đó sẽ co thắt lại và đóng kín để ngăn tình trạng dịch dạ dày sẽ bị trào ngược lên tới thực quản. Nhưng đôi khi trương lực cơ vẫn sẽ giảm không ngăn cản được tình trạng dịch dạ dày bị trào ngược lên đến thực quản.

Khi xuất hiện tình trạng bị trào ngược lên thực quản của dịch dạ dày, dịch nhầy của thực quản cùng với nước bọt và bicarbonat vì có tính kiềm nên sẽ trung hòa được axit trong dịch vị, do đó mà sẽ làm giảm hay là mất đi sự kích thích lên niêm mạc của dịch vị dạ dày.

Nhu động ở thực quản sau đó sẽ đẩy ngược dịch vị trào lên xuống dạ dày. Nếu như cơ thắt dưới của thực quản bị suy yếu thì đó sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược của dạ dày.

Những yếu tố làm suy cơ thắt ở dưới thực quản là: Nhu động của thực quản bị rối loạn, tiết nước bọt bị giảm (do hút thuốc lá,…), uống các thuốc ức chế , kích thích beta thụ cảm, chống tiết theophylline, cholin; các chất cafein, thuốc lá, rượu, chocolate hoặc thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.

Thoát vị hoành

Cơ hoành là cơ có dạng dẹt hình vòm giúp phân chia khoang bụng với khoang ngực. Lúc cơ hoành co giúp tăng thêm sức lực để cơ thắt phía dưới thực quản chống dịch vị trào ngược.

Khi cơ thể bị thoát vị cơ hoành, cơ hoành sẽ bị một phần của dạ dày chi lên. Khi đó, cơ thắt ở dưới thực quản sẽ không nằm cùng một mức cùng với cơ hoành vì thế mà dễ gây ra trào ngược.

2.2 Một số vấn đề tại dạ dày

Ứ đọng thức ăn tại dạ dày

Hẹp môn vị, dạ dày bị ung thư, viêm,… khiến cho những chất ở trong dạ dày khó hay chậm đi xuống ruột do đó khiến áp lực lên dạ dày tăng.

Áp lực ổ bụng tăng đột ngột

Khi hắt hơi, ho hay gắng sức cũng có khả năng trở thành nguyên nhân làm dạ dày bị trào ngược.

2.3 Các nguyên do khác

Stress làm tăng tiết cortisol

Cortisol khiến cho axit trong dạ dày tăng lên, giúp tăng trương lực dạ dày co bóp, làm cho dịch vị của dạ dày bị trào ngược.

Stress có thể khiến cho nhu động của thực quản rối loạn làm tăng sự nhạy cảm của cơ thắt của thực quản, việc thường xuyên xảy ra giãn mở cơ kéo dài khiến dịch vị dạ dày trào ngược lên trên thực quản.

Thói quen ăn uống không lành mạnh

Thói quen ăn đêm, ăn quá no, ăn những hoa quả chứa nhiều axit (như cam, chanh…) lúc đói, ăn những đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ…

Khiến cho trương lực ở cơ thắt của thực quản phải chịu áp lực, dẫn đến cơ dần suy yếu, đóng mở không bình thường và từ đó gây ra bệnh trào ngược.

Những yếu tố bẩm sinh

Các yếu tố bẩm sinh như yếu cơ thắt ở dưới thực quản, sa dạ dày, cơ hoành bị thoát vị, chấn thương bởi tai nạn,… có thể dẫn đến việc bị trào ngược dạ dày.

Việc trào ngược ở trẻ em thông thường được xem là một sinh lý rất bình thường, nôn trớ chính là triệu chứng điển hình nhất. Khi dần lớn hơn thì triệu chứng này sẽ không còn quá rõ ràng và khi trưởng thành rồi thì sẽ không còn nữa.

Béo phì

Cân nặng quá cao gây áp lực lớn lên dạ dày cũng như cơ thắt ở thực quản dưới khiến cho trương lực suy yếu dần đi, vì thế mà axit và các chất ở dạ dày càng dễ có thể trào ngược.

2. Trào ngược dạ dày gây ra tác hại gì?

2.1 Dẫn đến viêm loét dạ dày

Dịch dạ dày thường xuyên trào lên tới thực quản sẽ làm cho niêm mạc của thực quản bị tổn thương, gây viêm. Người bệnh có thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: đau ngực, khó nuốt hay nuốt đau.

Đặc biệt, khi ăn uống thì phía sau xương ức vô cùng đau, cảm  giác buồn nôn, nôn ói, làm người bệnh không còn khẩu vị muốn ăn.

2.2 Làm hẹp thực quản

Việc thực quản bị xơ hóa do viêm sẽ khiến thực quản bị co rút và làm hẹp thực quản.

2.3 Có thể phát triển Barrett thực quản

Phát triển Barrett ở thực quản là trạng thái mà tế bào lót ở vùng thấp của thực quản bị chuyển sang màu sắc khác, nguyên nhân bởi phải tiếp xúc nhiều lần với axit của dịch dạ dày.

Nhưng tỷ lệ những người bệnh phát triển từ trào ngược thành Barrett thực quản không cao mà chỉ có một phần trăm nhỏ.

2.4 Gây ra ung  thư thực quản

Bệnh nhân bị trào ngược rồi dẫn đến phát triển thành Barrett thực quản và khiến cho thực quản bị ung thư, đây là một biến chứng rất nghiêm trọng và hiếm thấy.

Cùng với một số triệu chứng như là nuốt nghẹn, khàn tiếng, liên tục ho khạc, nôn trớ, cảm giác đau ở sau xương ức, đau dai dẳng, đau ngực và hội chứng bị nhiễm trùng rõ rệt.

Có lúc sẽ sờ thấy được tại hố thượng đòn ở bên trái cũng có thể là hai bên xuất hiện hạch to. Cơ thể bệnh nhân sẽ gầy sút chỉ sau một thời gian bị bệnh, khoảng 1 tháng bởi vì nuốt nghẹn và suy dinh dưỡng mà có thể sụt giảm trên 5 kg.

Xem ngay:  7 mẹo dân gian chữa sốt phát ban cho bé cực nhạy mà an toàn

Làn da trở nên sạm, khô và nổi rõ các nếp nhăn. Dễ thấy được trên hai bàn tay và mặt nổi rõ các vết nhăn.

2.5 Một số bệnh nhẹ khác như viêm họng, viêm xoang, …

Chỉ với một ít dịch axit có thể trào lên đến đường hô hấp đã có thể làm xuất hiện bệnh viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang mũi hay viêm phổi.

Người bệnh sẽ có thể bị khò khè, ho kéo dài, tuy nhiên với các biện pháp chữa trị thông thường thì lại không phản ứng là hay có nhưng phản ứng kém. Một số thì do dây thanh quản ở cổ họng bị dày lên gây ra khàn giọng.

Thêm nữa, nếu bị trào ngược thì người bệnh có thể bị viêm tai, mòn răng, viêm tuyến giáp,…

3. Điều trị trào ngược dạ dày như thế nào?

3.1 Thói quen sinh hoạt

Có các biện pháp chữa trị bệnh trào ngược như điều chỉnh lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống, chữa trị nội khoa, chữa trị ngoại khoa cũng như một số thủ thuật khác.

Những biện pháp chữa bệnh không sử dụng thuốc luôn được khuyến khích sử dụng bởi các bác sĩ. Một thói quen sinh hoạt lành mạnh cùng với việc ăn uống khoa học sẽ giúp giảm tần suất của trào ngược một cách đáng kể: 

  • Chia thành từng bữa ăn nhỏ. So với ăn ít các bữa lớn thì việc ăn thành các bữa nhỏ thường xuyên sẽ tốt hơn đối với người xuất hiện các dấu hiệu của bệnh trào ngược.
  • Ăn các thức ăn có tính kiềm để có thể trung hòa được axit như các thức ăn giàu tinh bột (bột yến mạch, bánh mì,…) hoặc các thực phẩm giàu đạm dễ tiêu.
  • Tránh ăn tối đa các thực phẩm có thể kích thích tiết axit, gây kích thích tới cơ thắt dưới của  thực quản như: các loại hoa quả có thành phần axit cao (dứa, cam, chanh…) và các sản phẩm làm từ sữa.
  • Giảm lượng thức ăn có chứa nhiều chất béo; đồ ăn chua cay.
  • Không uống các loại nước có gas, rượu, bia, không hút thuốc, và không dùng các chất gây kích thích.
  • Bảo trì cân nặng cơ thể hợp lý.
  • Không lao động nặng hay nằm ngay khi ăn xong.
  • Thư giãn đầu óc, nghỉ ngơi giảm stress có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược rất hiệu quả.

3.2 Có thể áp dụng các bài thuốc dân gian

Một số biện pháp chữa bệnh dân gian được người bệnh lựa chọn để áp dụng phổ biến có thể kể đến như:

  • Dung mật ong kết hợp với nghệ: Trộn mật ong cùng với tinh bột nghệ, uống hỗn hợp này 1-2 lần/ngày trước bữa ăn. Uống lâu dài sẽ nhận rõ được hiệu quả.
  • Nước lô hội giúp giảm trào ngược ở dạ dày: Lá lô hội gọt vỏ, để ngâm trong nước muối loãng giúp loại bỏ nhớt, rồi đem ép lấy nước. Sử dụng thường xuyên 1-2 lần mỗi ngày.
  • Dùng bí đỏ cùng giấm táo: Cho 3 thìa nhỏ giấm táo vào 1 ly nước bí đỏ khuấy đều, sử dụng trước mỗi bữa ăn, 3 lần một ngày sẽ thấy được kết quả.
  • Nước dừa và nghệ: Cho nước dừa vào đun sôi, rồi cho thêm 200gr nghệ vào cùng, tiếp tục đun thêm 10 phút. Phân đều thành 3 phần để uống trước khi ăn.

4. Người bị trào ngược dạ dày nên ăn uống như thế nào?

4.1 Nên ăn gì?

  • Bánh mì và bột yến mạch

Đây là loại thực phẩm làm từ tinh bột, có khả năng trung hòa lượng axit bị dư thừa ở dạ dày, làm giảm các tổn thương cho người bị bệnh trào ngược.

  • Đỗ, đậu

Đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu đỏ,…là những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ và các amino acid…là lựa chọn hay cho người bị bệnh trào ngược.

  • Đạm dễ tiêu

Một số thực phẩm chứa chất đạm dễ tiêu hóa như: thịt ngan, thịt thăn lợn và thịt lưỡi lợn. Các loại đạm này có khả năng trung hòa được axit giúp giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược.

  • Sữa chua

Uống sữa chua sẽ giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn, trong sữa chua còn chứa các men lợi khuẩn có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa.

  • Nghệ và mật ong

Nghệ và mật ong là một gia vị được sử dụng phổ biến tại các bữa cơm gia đình, không những vậy mà nghệ và mật ong có khả năng hỗ trợ việc chữa trị chứng trào ngược cho người bệnh vô cùng hiệu quả.

4.2 Nên kiêng gì?

Cùng với việc lựa chọn các thực phẩm tốt cho người bệnh thì bên cạnh đó cũng phải hạn chế cho người bệnh sử dụng các thực phẩm có hại tới niêm mạc của dạ dày chẳng hạn như:

  • Các thực phẩm đóng hộp, chứa nhiều các chất phụ gia
  • Tránh ăn hải sản, những loại thịt đỏ
  • Không ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, chua cay
  • Không uống rượu, bia, không dùng chất kích thích trong quá trình chữa bệnh

5. Lời kết

Bệnh trào ngược của dạ dày có khả năng hoàn toàn được chữa khỏi nếu như bệnh nhân hợp tác chữa trị theo đúng liệu trình mà bác sĩ đưa. Việc này cần có sự kiên trì lâu dài để đạt được kết quả tốt nhất.

Nếu bạn còn có những băn khoăn hay thắc mắc về căn bệnh trào ngược này hay về quá trình điều trị thì bạn có thể đến bệnh viện hoặc các trụ sở y tế gần đó để có thể được khám nghiệm và chữa trị một cách kịp thời, tránh để xuất hiện các biến chứng của bệnh.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *