Sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm, rất dễ lây lan thành dịch. Bệnh tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện, điều trị kịp thời. Vậy triệu chứng sốt phát ban ở trẻ em là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Sốt phát ban ở trẻ em là gì?
Sốt phát ban là bệnh nhiễm trùng, do virus gây ra. Bệnh xảy ra trong độ tuổi 6-36 tháng, khi trẻ chưa có miễn dịch hoàn thiện.
Theo các chuyên gia, trẻ có thể bị sốt phát ban 1 hoặc thậm chí nhiều lần trong đời. Điều này phụ thuộc vào hệ miễn dịch cũng như sức khỏe của bé. Tuy nhiên hầu hết nguyên nhân gây bệnh đều là do virus lành tính. Vì vậy nếu được chăm sóc kỹ lưỡng, trẻ sẽ tự khỏi sau khoảng 5-7 ngày.
Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là bệnh gì?
Dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban
Virus phổ biến gây sốt phát ban ở trẻ là sởi, rubella hay Echo. Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh mà trẻ sẽ có biểu hiện khác nhau. Cụ thể:
Giai đoạn trước phát ban
Khi mới tiếp xúc nguồn bệnh cơ thể của trẻ sẽ có biểu hiện như sau:
- Đau đầu: Là biểu hiện sốt phát ban ở trẻ mà mẹ có thể dễ dàng nhận thấy. Đầu tiên cơ thể của bé mệt mỏi, sau đó xuất hiện vầng nóng ở đầu . Đối với trẻ sơ sinh giai đoạn này sẽ có biểu hiện quấy khóc nhiều hơn
- Sốt: Triệu chứng sốt phát ban ở trẻ em điển hình nhất là sốt cao đột ngột. Nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 39,4 độ C, kèm theo viêm họng, sổ mũi và ho. Không chỉ thế một số bé còn xuất hiện các hạch bạch huyết trên cổ. Theo các chuyên gia, tình trạng sốt ở trẻ phát ban kéo dài trong khoảng 3-5 ngày
- Ớn lạnh: Ngoài triệu chứng điển hình thì trẻ sốt phát ban còn xuất hiện tình trạng ớn lạnh, khó chịu. Tuy nhiên triệu chứng này thường ít gặp hơn trong giai đoạn đầu
Giai đoạn phát ban
Ở giai đoạn này, trẻ sẽ có các dấu hiệu như sau:
- Phát ban: Sau khi cơn sốt thuyên giảm, tình trạng phát ban bắt đầu xuất hiện. Ban đầu, ban đỏ xuất hiện ở mặt, sau đó lan xuống vùng cổ, ngực, lưng, bụng và chi. Dù là dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ điển hình nhưng mẹ không cần lo lắng. Vì theo chuyên gia, hầu hết các nốt phát ban sẽ tự biến mất sau khoảng 3-5 ngày và không để lại vết sẹo hoặc thâm
- Các triệu chứng khác: Ngoài triệu chứng phát ban, giai đoạn này trẻ còn xuất hiện tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc bị tiêu chảy. Tình trạng này nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách sẽ tự thuyên giảm trong vòng vài ngày
Giai đoạn sau phát ban
Phát ban ở trẻ hầu như không để lại thâm. Một số trường hợp đặc biệt, phát ban do sởi hoặc bị nhiễm khuẩn cơ thể mới để lại sẹo.
Nhìn chung các triệu chứng sốt phát ban ở trẻ giai đoạn này phụ thuộc vào cách chăm sóc của mẹ. Nếu các bậc phụ huynh chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường. Ngược lại nếu chăm sóc không đúng trẻ sẽ bắt gặp biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não,… Tùy vào từng loại biến chứng mà bé sẽ có biểu hiện khác nhau.
Ngoài ra quá trình bị bệnh trẻ còn có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Ho khan
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Mất nước
- Mệt mỏi
- Quấy khóc
- Chán ăn
- Mí mắt sưng
Trẻ bị sốt phát ban mẹ nên làm gì?
Ngoài việc nắm được dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban, quá trình chăm sóc mẹ bỉm còn phải lưu ý những vấn đề sau:
- Tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh cá nhân hàng ngày cho bé. Tuy nhiên cơ thể của bé còn yếu do đó mẹ nên tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió. Tắm xong cần lau khô người tránh bị cảm cúm hoặc mắc các bệnh hô hấp
- Cho trẻ mặc quần áo rộng, chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi
- Sử dụng khăn ấm để lau hố nách, vùng bẹn và chườm lên trán. Ngoài ra mẹ bỉm cần phải theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên, kịp thời xử lý
- Trường hợp bé bị sốt cao trên 38,5 mẹ bỉm có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc hạ sốt
- Bổ sung nước ấm hoặc oresol cho bé thường xuyên, phòng ngừa nguy cơ mất nước do sốt
- Nếu tình trạng sốt phát ban kéo dài và không có sự thuyên giảm, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhà để được xử lý
Trẻ bị sốt phát ban cần kiêng gì?
Để các triệu chứng sốt phát ban ở trẻ em không trầm trọng. Bố mẹ cần phải hạn chế những vấn đề sau:
- Hạn chế cho bé sinh hoạt trong môi trường ẩm ướt, ngột ngạt. Vì điều này dễ khiến bệnh tiến triển xấu
- Không nên đưa trẻ đến nơi công cộng khi đang bị bệnh. Bởi vì trẻ sẽ mệt hơn và vô tình lây bệnh cho người khác
- Không dùng các loại sữa tắm có tính tẩy rửa mạnh hoặc chà lên da của con
- Hạn chế mặc đồ bó sát khi trẻ đang sốt phát ban
- Không nên cho bé ăn thực phẩm lạnh, đồ khó tiêu,…
Khi nào cần đưa trẻ sốt phát ban đi gặp bác sĩ?
Đối với trẻ sốt phát ban ngay khi thấy các dấu hiệu dưới đây mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ. Cụ thể:
- Trẻ sốt cao trên 39 độ
- Thời gian sốt kéo dài hơn 7 ngày
- Các nốt phát ban không có chuyển biến tích cực sau khoảng 3 ngày
- Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, phân có máu, chảy mủ tai, co giật
- Đặc biệt với những trường hợp miễn dịch tổn hại, trẻ đã tiếp xúc nguồn bệnh thì cần phải thận trọng hơn
Triệu chứng sốt phát ban ở trẻ em rất dễ nhận biết. Phần lớn các triệu chứng này đều nhẹ, có thể điều trị tại nhà. Vì thế mẹ bỉm không cần phải lo. Trường hợp bệnh tiến triển xấu mới cần đưa bé đi gặp bác sĩ.