Monday, 20th May 2024
Standard

Triệu chứng cảm cúm ở trẻ? Phân biệt cảm cúm – cảm lạnh

Cảm cúm ở trẻ thường dễ nhầm lẫn với cảm lạnh hay các căn bệnh viêm đường hô hấp. Vì vậy, cha mẹ cần nắm rõ triệu chứng cảm cúm ở trẻ để chủ động hơn trong điều trị và chăm sóc. 

Triệu chứng cảm cúm ở trẻ là gì? Phân biệt cảm cúm với cảm lạnh
Triệu chứng cảm cúm ở trẻ là gì? Phân biệt cảm cúm với cảm lạnh

Cảm cúm là gì?

Cảm cúm là bệnh viêm đường hô hấp do virus cúm gây ra. Cúm thường xuất hiện theo mùa, nhưng phát triển mạnh nhất vào mùa đông và mùa xuân, từ tháng 11 – tháng 4. Các chủng virus cúm có xu hướng thay đổi mỗi năm, vì vậy khả năng miễn dịch đối với bệnh cúm cũng không kéo dài. Do đó, trẻ có thể bị cúm nhiều hơn một lần trong năm.

Thông thường, các triệu chứng cảm cúm ở trẻ xuất hiện sau 1 – 2 ngày nhiễm virus và kéo dài tới 7 ngày. Ở đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, thời gian bình phục có thể lâu hơn.

Có 3 loại virus cúm thường gặp: A, B và C. Virus cúm A và B thường bùng phát ở Mỹ và một số nước Châu Âu, với các loại đặc biệt nguy hiểm như cúm A/H1N1, cúm A/H5N1,… Virus cúm C ít bùng phát thành dịch và có biểu hiện nhẹ hơn.

Triệu chứng cảm cúm ở trẻ lây lan như thế nào?

Cảm cúm là bệnh rất dễ lây lan, bởi virus cúm tiến triển và phát tán với tốc độ cực nhanh. Bệnh cúm có thể lây trực tiếp từ người sang người qua giọt bắn khi ho, hắt hơi, nói chuyện, từ khoảng xa đến 2m. Những giọt nước li ti này được bắn vào không khí, sau đó vô tình rơi đến miệng, mũi của người đứng gần khu vực đó.

Cảm cúm có thể lây lan từ người sang người
Cảm cúm có thể lây lan từ người sang người

Bên cạnh đó, có một số thói quen ở trẻ cũng khiến virus cảm cúm lây lan mạnh hơn. Chẳng hạn như thường xuyên chạm vào mắt, mũi, miệng, đưa đồ chơi vào miệng, không thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang hay dùng tay che mũi miệng khi ho, hắt hơi,…. Virus cúm có thể sống trong vài giờ ngoài không khí, vì vậy bệnh rất dễ lây lan.

Xem ngay:  Hướng dẫn sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ đúng cách

Ngoài ra, virus cúm có thể lây lan thông qua sự tiếp xúc giữa cha mẹ hoặc người chăm sóc: thay tã, cho ăn, bế, ôm, hôn,…

Triệu chứng cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm cúm không bộc phát ngay mà phải qua giai đoạn ủ bệnh. Quá trình này kéo dài từ 1 – 4 ngày. Do vậy, sau khi nhiễm virus, khoảng 1 – 4 ngày sau, người bệnh mới cảm nhận rõ các triệu chứng do cúm gây ra. Dưới đây là các biểu hiện cúm ở trẻ:

  • Sốt, một số trường hợp trẻ sơ sinh bị cúm nhưng không sốt.
  • Cơ thể run rẩy, ớn lạnh
  • Đau họng
  • Ho khan
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn, bỏ bú.
  • Đau đầu, đau tai
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Tiêu chảy
Triệu chứng cảm cúm ở trẻ
Triệu chứng cảm cúm ở trẻ

Người bị cảm cúm thường bị đau đầu, đau cơ, mệt mỏi cơ thể. Điều này khó có thể phát hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì trẻ không thể nói hay diễn tả cho bạn biết về những gì đang cảm thấy. Tuy nhiên, bạn cần chú ý theo dõi cách con bạn cư xử, chẳng hạn như quấy khóc nhiều hơn, khó chịu và ăn uống kém hơn.

Phần lớn các triệu chứng cảm cúm ở trẻ như sốt có thể thuyên giảm và biến mất sau 1 tuần. Tuy nhiên, trẻ vẫn còn ho và mệt mỏi. Phải mất 10 – 14 ngày sức khỏe của trẻ mới bình phục hoàn toàn.

Phân biệt triệu chứng cảm cúm ở trẻ với cảm lạnh

Cảm lạnh và cảm cúm có biểu hiện khá giống nhau nên đôi khi rất dễ nhầm lẫn. Mặc dù cả hai đều là căn bệnh đường hô hấp, tuy nhiên, cảm cúm thường khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi hơn nhiều so với cảm lạnh.

  • Sốt: Trẻ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh đều bị sốt. Tuy nhiên, cảm cúm thường sốt cao, có thể trên 38.5 độ C. Còn cảm lạnh thường sốt nhẹ, có trường hợp không sốt
  • Hội chứng viêm long đường hô hấp trên: Khởi đầu là cơn ho khan, sau đó chuyển thành ho có đờm. Ngoài ra, trẻ bị cảm lạnh và cảm cúm đều bị nghẹt mũi. Ở trẻ lớn thì nói giọng mũi, ngủ ngáy. Ở trẻ nhỏ thì quấy khóc, khó ngủ, bú ngắt quãng. Phụ huynh có thể ghé tai sát mũi nghe tiếng thở của bé. Khi bị nghẹt mũi, tiếng khụt khịt sẽ rất lớn
  • Sổ mũi: Lúc đầu, dịch tiết trong, lõng. Nhưng nếu không được vệ sinh sạch sẽ, dịch trong mũi sẽ ngày càng ứ đọng, gây nguy cơ bội nhiễm và trở nên đục hơn
  • Hội chứng đau: Đây là triệu chứng cúm ở trẻ khá đặc trưng, giúp phân biệt với cảm lạnh. Trẻ bị cúm thường bị đau nhức khắp mình, đau đầu, đau cơ
  • Các triệu chứng khác: Trẻ bị cúm thường sợ mùi thức ăn, hay nôn trớ, biếng ăn do thay đổi khẩu vị. Các dấu hiệu như gỉ mắt, đỏ mắt, sưng phù mí mắt, viêm kết mạc,… là dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị cảm lạnh thông thường
Xem ngay:  Trẻ bị cúm A uống thuốc gì? Cách chăm sóc trẻ bị cúm A
Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh
Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Triệu chứng cảm cúm ở trẻ em khi nào cần đến bệnh viện?

Phần lớn trẻ bị cảm cúm hầu hết tự khỏi mà không cần đến bệnh viện. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường dưới đây, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám:

  • Khó thở, thở nhanh, thở gắng sức
  • Đau tức vùng ngực
  • Mặt tái nhợt, môi xanh xao
  • Trẻ không thể đi lại do đau mỏi cơ
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước, không đi tiểu trong 8 giờ, khóc không chảy nước mắt
  • Sốt cao trên 40 độ C
  • Ngủ khó đánh thức, li bì
  • Trẻ có dấu hiệu co giật
  • Ho hoặc sốt tái phát và diễn biến xấu đi

Cảm cúm ở trẻ nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng tai,… Vì vậy, phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan, cần điều trị và phòng ngừa cho trẻ càng sớm, càng tốt. Hy vọng với các triệu chứng cảm cúm ở trẻ nêu trên, mẹ sẽ có thể nhận biết và chăm sóc bé đúng cách!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *